Customer insights đóng vai trò quan trọng trong marketing, giúp doanh nghiệp thấu hiểu nhu cầu khách hàng, thúc đẩy quyết định mua và xây dựng sự trung thành. Vậy làm sao để khai thác hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Customer insights là sự thấu hiểu sâu sắc về hành vi, nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Những thông tin này không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng câu chuyện thương hiệu mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản phẩm, cải thiện dịch vụ và mở rộng tính năng, nhằm mang lại giá trị tối ưu cho khách hàng.
Customer Insights là sự thấu hiểu khách hàng, nhưng không phải mọi suy luận về hành vi tiêu dùng đều là Insight. Do đó, nghiên cứu Customer Insight cần tập trung vào các đặc tính cốt lõi của nó.
Customer Insight là những sự ngầm hiểu, nên các thông tin hiển nhiên, dễ thu thập qua thống kê hay theo dõi không thể xem là Insight. Từ dữ liệu nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, thu nhập hay vị trí địa lý, các marketer cần phân tích sâu để rút ra Customer Insight thực sự.
Customer Insights chính xác thường được tổng hợp từ nhiều loại dữ liệu khác nhau. Chẳng hạn, kết hợp bounce rate và time on page giúp đánh giá chất lượng nội dung trang web, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
Nghiên cứu insight khách hàng nhằm tìm giải pháp cho các vấn đề của doanh nghiệp, đặc biệt là duy trì doanh số và phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn, doanh nghiệp còn phải giải quyết những vấn đề cụ thể hơn, như:
Dưới đây là một số ưu nhược điểm nổi bật của consumer insights như sau:
Dưới đây là một số loại insight khách hàng phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo qua như sau:
Doanh nghiệp thu thập insight nhân khẩu học qua tương tác với khách hàng, bao gồm quốc tịch, giới tính, tuổi tác, thu nhập, vị trí,… Công cụ Social Listening giúp doanh nghiệp phân loại khách hàng chính xác, từ đó tối ưu chiến lược Marketing và điều chỉnh sản phẩm phù hợp.
Doanh nghiệp thu thập mọi phản hồi của khách hàng, dù tích cực hay tiêu cực, để xây dựng insight, cải thiện sản phẩm và củng cố thương hiệu. Các phương pháp gồm gọi điện đánh giá, phỏng vấn, gửi khảo sát,…
Insight về động cơ mua hàng giúp doanh nghiệp hiểu điều gì thúc đẩy khách hàng lựa chọn sản phẩm, có thể là chất lượng, tính năng, dịch vụ hay khuyến mãi. Từ đó, doanh nghiệp xây dựng chiến lược truyền thông nhấn mạnh giá trị sản phẩm, gia tăng nhu cầu mua hàng.
Insight giúp doanh nghiệp hiểu suy nghĩ và quan điểm của khách hàng. Bằng cách triển khai chiến dịch Marketing nhấn mạnh lợi ích khách hàng và xã hội, doanh nghiệp có thể tạo dựng nhận thức tích cực về thương hiệu, hướng đến brand love.
Nắm bắt insight khách hàng đóng vai trò quan trọng trong Marketing vì giúp doanh nghiệp hiểu sâu sắc nhu cầu, hành vi và mong muốn của khách hàng, từ đó đưa ra chiến lược phù hợp. Cụ thể:
Để hiểu rõ hành vi khách hàng và áp dụng vào chiến lược Marketing, doanh nghiệp cần thực hiện 5 bước customer insight Marketing như sau:
Doanh nghiệp cần xác định rõ nhóm khách hàng hướng đến, phân khúc cụ thể và kỳ vọng của họ. Việc này giúp tiếp cận đúng đối tượng, nâng cao hiệu quả bán hàng.
Hành trình khách hàng bao gồm các điểm tiếp xúc từ lúc họ biết đến thương hiệu cho đến khi ra quyết định mua hàng. Doanh nghiệp cần theo dõi và phân tích quá trình này để tối ưu trải nghiệm khách hàng.
Không chỉ theo dõi, doanh nghiệp cần đặt ra các chỉ số cụ thể để đánh giá trải nghiệm khách hàng, tối ưu vòng đời khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Doanh nghiệp có thể thu thập insight qua bảng câu hỏi, phỏng vấn hoặc theo dõi phản hồi trực tuyến. Phương pháp này giúp hiểu rõ nhu cầu và mong muốn thực sự của khách hàng.
Dựa vào dữ liệu thu thập, doanh nghiệp triển khai chiến lược phù hợp để tối ưu sản phẩm, dịch vụ và chiến dịch Marketing, từ đó gia tăng giá trị thương hiệu.
Việc nắm bắt insight khách hàng giúp doanh nghiệp tạo ra những chiến lược tiếp thị hiệu quả, nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa kết quả kinh doanh.
Dưới đây là các công cụ phổ biến hỗ trợ thu thập và phân tích Customer Insights như sau:
Là công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp theo dõi hành vi người dùng trên website. Thông qua các chỉ số như lượng truy cập, nguồn truy cập, thời gian ở lại trang và tỷ lệ thoát, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả nội dung, tối ưu SEO và cải thiện trải nghiệm khách hàng trên nền tảng số.
Đây là công cụ cung cấp dữ liệu về xu hướng tìm kiếm theo thời gian thực, giúp doanh nghiệp nắm bắt sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng. Công cụ này đặc biệt hữu ích trong việc phân tích sự quan tâm của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ theo mùa vụ, hỗ trợ doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược Marketing kịp thời.
Công cụ này giúp đánh giá hiệu quả nội dung video thông qua các chỉ số như lượt xem, thời gian xem trung bình, tỷ lệ giữ chân khán giả và mức độ tương tác. Doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ này để hiểu rõ sở thích của người xem, tối ưu hóa nội dung video nhằm tăng tương tác và nâng cao hiệu suất quảng cáo.
Đây là ông cụ cung cấp thông tin chi tiết về đối tượng người dùng trên Facebook, bao gồm độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích và hành vi mua sắm. Dữ liệu này giúp doanh nghiệp nhắm đúng nhóm khách hàng tiềm năng, tối ưu hóa quảng cáo Facebook Ads và xây dựng chiến lược nội dung phù hợp.
Kết luận
Customer Insights đóng vai trò quan trọng trong phát triển doanh nghiệp, giúp tối ưu chiến lược bán hàng, marketing và sản phẩm. Hiểu đúng Insight khách hàng giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng, trung thành.