Lead Generation là gì? Đây là quá trình thu thập và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, giúp doanh nghiệp mở rộng tệp khách hàng và tối ưu chi phí marketing. Cùng tìm hiểu quy trình Lead Generation hiệu quả để nâng cao doanh số.
Lead Generation là quá trình thu thập thông tin khách hàng tiềm năng qua các kênh như quảng cáo, email, website, mạng xã hội,… nhằm phục vụ hoạt động marketing và bán hàng. Đây là bước quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và tăng doanh thu.
Theo thống kê, 85% doanh nghiệp xem Lead Generation là mục tiêu tiếp thị hàng đầu. Đây là yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing nhờ vào:
Dưới đây là 4 nhóm Lead chính trong Marketing mà bạn có thể tham khảo qua như sau:
MQL (Marketing Qualified Lead) là khách hàng tiềm năng đã tương tác với các chiến dịch marketing, chẳng hạn như tải e-book, tham gia webinar hoặc đăng ký nhận bản tin. Tuy nhiên, họ chưa sẵn sàng mua ngay mà cần thêm thông tin và sự thuyết phục để tiến gần hơn đến quyết định mua hàng.
Sales Qualified Leads (SQL) là khách hàng tiềm năng đã được bộ phận Marketing xác nhận và chuyển giao cho bộ phận bán hàng. Họ có mức độ quan tâm cao, nhu cầu rõ ràng và sẵn sàng trao đổi với nhân viên kinh doanh. SQL thường là những người đã tham gia thảo luận, đăng ký tư vấn hoặc yêu cầu báo giá sản phẩm.
PQL (Product Qualified Lead) là khách hàng tiềm năng đã trải nghiệm sản phẩm và bày tỏ sự quan tâm mua hàng, chẳng hạn như đăng ký dùng thử hoặc sử dụng phiên bản giới hạn. Nhờ trải nghiệm thực tế, họ có khả năng chuyển đổi cao hơn.
Service Qualified Leads (SQL) là khách hàng hiện tại muốn nâng cấp hoặc mua thêm dịch vụ. Họ có thể đã liên hệ hỗ trợ để tìm hiểu gói nâng cao hoặc mở rộng hợp đồng. Đây là nhóm khách hàng giá trị cao do đã tin tưởng và hài lòng với sản phẩm.
Để tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả và thu về Lead cho doanh nghiệp, quy trình Lead Generation thường gồm 5 bước cơ bản sau:
Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định rõ và thu hẹp đối tượng mục tiêu để tập trung thu thập thông tin từ những khách hàng tiềm năng nhất.
Tiếp theo, doanh nghiệp cần tạo nội dung hấp dẫn để thu hút khách hàng tiềm năng đến trang web hoặc kênh truyền thông của mình. Nội dung có thể là blog, video, infographics hoặc tài liệu tải miễn phí.
Khi khách hàng nhấp vào lời kêu gọi hành động (CTA) – như nút, hình ảnh hoặc thông điệp khuyến khích họ thực hiện một hành động cụ thể, doanh nghiệp có cơ hội chuyển đổi họ thành Lead. Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình Lead Generation và cần được đầu tư kỹ lưỡng.
CTA sẽ dẫn khách hàng đến trang đích – nơi thu thập thông tin của họ để đổi lấy một ưu đãi.
Tại đây, khách hàng tiềm năng sẽ điền vào biểu mẫu đăng ký với các thông tin như tên, email, số điện thoại,… để nhận phiếu mua hàng hoặc khuyến mãi. Dữ liệu này sau đó được lưu trữ trong hệ thống CRM của doanh nghiệp để quản lý và tiếp cận hiệu quả.
Sau khi thu thập thông tin, doanh nghiệp cần duy trì tương tác và chăm sóc khách hàng tiềm năng để xây dựng niềm tin và tăng khả năng mua hàng. Điều này có thể thực hiện qua email, cuộc gọi, tin nhắn hoặc các kênh mạng xã hội.
Cuối cùng, doanh nghiệp cần đo lường hiệu quả chiến dịch Lead Generation để theo dõi tiến độ, đánh giá chiến lược marketing và bán hàng, đồng thời tối ưu hóa để đạt kết quả tốt hơn.
Dưới đây là một số chiến lược Lead Generation hiệu quả mà bạn có thể tham khảo qua như sau:
Ứng dụng các công cụ quảng cáo trên mạng xã hội để tiếp cận khách hàng tiềm năng và điều hướng họ đến landing page giới thiệu sản phẩm. Đồng thời, tạo nội dung chất lượng, hấp dẫn để thu hút và thuyết phục khách hàng đăng ký hoặc mua hàng.
Doanh nghiệp có thể tổ chức hội thảo, webinar hoặc tư vấn trực tuyến để thu hút và kết nối với khách hàng tiềm năng. Đồng thời, tham gia diễn đàn, cộng đồng trực tuyến và chia sẻ thông tin hữu ích sẽ giúp xây dựng mối quan hệ và tăng cơ hội thu thập dữ liệu khách hàng.
Tạo landing page hấp dẫn, dễ hiểu, cung cấp đầy đủ thông tin để thuyết phục khách hàng đăng ký. Doanh nghiệp có thể cung cấp eBook, báo cáo hoặc hướng dẫn miễn phí và yêu cầu thông tin cá nhân để tải về, giúp thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng.
Bên cạnh đó, tích hợp live chat trên website để tương tác trực tiếp, giải đáp thắc mắc và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Nhiều doanh nghiệp ưu tiên email marketing để duy trì liên lạc với khách hàng tiềm năng, cung cấp thông tin mới nhất về sản phẩm/dịch vụ và gửi tặng voucher, mã tích điểm nhằm khuyến khích khách hàng cung cấp thông tin cá nhân.
Để tối ưu hiệu quả tạo Lead, doanh nghiệp cần lưu ý các điểm sau:
Sử dụng các công cụ hỗ trợ tạo, sắp xếp và lưu trữ Lead như:
Đảm bảo luôn có ưu đãi phù hợp với từng giai đoạn để tối ưu hiệu quả Lead Generation.
Kết luận
Hiểu rõ Lead Generation là gì và áp dụng quy trình phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp thu hút, chuyển đổi khách hàng tiềm năng hiệu quả, tối ưu chi phí marketing và gia tăng doanh số. Để đạt kết quả tốt nhất, doanh nghiệp cần kết hợp các chiến lược phù hợp, liên tục đo lường và tối ưu hóa quy trình Lead Generation.